Mùa cói Kim Sơn

Kim Sơn - vùng đất nổi tiếng với công trình Nhà thờ đá Phát Diệm có kiến trúc độc đáo, còn là nơi có làng nghề cói gắn bó với vùng đất này kể từ thuở khai hoang, lấn biển. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của mùa cói trên vùng Đất Kim sơn là một trong những điểm thu hút của vùng đất này.

Thu hoạch cói ở Kim Sơn. Ảnh: Ngọc Khánh

Thu hoạch cói ở Kim Sơn. Ảnh: Ngọc Khánh

Năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ theo lệnh của Vua Minh Mạng tổ chức khai hoang vùng đất hoang hóa ven biển và đặt tên là Kim Sơn, huyện “Núi Vàng”. Ông là người đã biến tiềm năng của một vùng duyên hải màu mỡ, bao la trở thành một “núi vàng” thực sự, bằng cây cối, bằng lúa, cói và kinh tế biển. Kể từ đó đến nay, người Kim Sơn cùng với bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau, bảy lần mở đất, lấn biển và đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói.
Ở vùng đất Kim Sơn sóng gió, bão biển, nước mặn, chỉ cây cói là luôn trụ vững trước những thách thức của tự nhiên. Cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la và còn là biểu tượng của những con người lấn biển.

Cói là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu Kim Sơn. Cây cói có chu kỳ sinh trưởng tựa cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng Năm, cói mùa vào dịp tháng Mười (âm lịch). Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi ải, tháo nước, cấy cói, rồi làm cỏ, sục bùn, bón phân. Lúc hoa vẹt nở trắng trên những bãi bồi ven biển cũng là lúc người nông dân bắt đầu cắt cây cói ngoài đồng về.

Cói tươi thu hoạch về được chẻ nhỏ, phơi khô và đem ra chợ bán, rồi từ đó dệt thành chiếu hoa và các sản phẩm đạ dạng từ cói như mũ, túi xách, làn, đồ trang trí, đồ lưu niệm…

Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân chế biến cói Đức Thắng, xã Kim Chính

Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân chế biến cói Đức Thắng, xã Kim Chính (Kim Sơn).

Hiện nay, các sản phẩm lưu niệm làm từ cói của Kim Sơn được bày bán tại các khu du lịch trong tỉnh, ngoài ra còn được xuất khẩu tới hơn 20 nước trên thế giới và rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng vì sản phẩm được làm bằng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bền đẹp, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc mà giá thành lại rẻ.

Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ hội nhập, những làng nghề thủ công truyền thống như nghề dệt, đan cói cũng ít nhiều bị mai một. Nhưng may thay, ở Kim Sơn vẫn còn giữ được làng nghề truyền thống đã có từ gần 2 thế kỷ này. Tin rằng với bản lĩnh và tình yêu dành cho nghề làm cói từ bao đời nay, bà con nơi đây vẫn son sắt một niềm tin tiếp tục đưa nghề truyền thống này ngày một phát triển lớn mạnh. Cói Kim Sơn đã góp phần gìn giữ và đưa những giá trị truyền thống của quê hương đất nước Việt Nam.

Nguồn: baoninhbinh.org.vn/Nguyễn Thủy

Bài viết khác

KHÁCH SẠN VISSAI TUYỂN DỤNG ĐI LÀM NGAY

VISSAI HOTEL NINH BÌNH TUYỂN DỤNG ĐI LÀM NGAY Do nhu cầu mở rộng quy mô, kh ...

Top 10 món ăn đặc sản Ninh Bình bạn không thể bỏ qua

TOP 10 MÓN ĂN ĐẶC SẢN NINH BÌNH BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA Nếu đến Ninh Bình ngoài ...


Giá vé tham quan du lịch Ninh Bình ( Cập nhật tháng 5/2020)

Luôn nằm trong top những tỉnh có lượng khách du lịch lớn với đầy đủ những yếu tố ...

Xe khách đi Ninh Bình

Ninh Bình là nút giao thông quan trọng với 9 quốc lộ dàn đều trên tất cả quận, t ...


Du lịch Ninh Bình

Ninh Bình nổi tiếng không những bởi vẻ đẹp non nước hữu tình mà nó còn mang ý ng ...

Du lịch Ninh Bình - Bạn đã biết "check in" địa điểm nào hay chưa?

Du khách có thể du lịch đến Ninh Bình vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, t ...